60% số xã hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay, đã có khoảng 60% tổng số xã trên cả nước hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới.


Các địa phương đã huy động được hơn 5.500 tỷ đồng đầu tư cho cơ sở hạ tầng thiết yếu.

Chiều 20/4, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình xây dựng nông thôn mới đã họp trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố nhằm đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cũng như những vướng mắc, khó khăn cần tháo gỡ và xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2012.

7 tỉnh đã hoàn thành cơ bản việc phê duyệt quy hoạch chung gồm có Nam Định, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Phú Thọ, Yên Bái, Nghệ An.

3 tỉnh là Vĩnh Phúc, Thái Bình, An Giang đã cơ bản hoàn thành cả quy hoạch chi tiết hệ thống kênh mương nội đồng, thực hiện phân vùng sản xuất nông nghiệp gắn với dồn điền đổi thửa.

Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương có tỷ lệ phê duyệt quy hoạch đạt rất thấp là Tiền Giang (0,7%), Quảng Bình (0,71%), Điện Biên (2,04%).

Cá biệt có 6 địa phương gồm Sơn La, Bắc Kạn, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Dương, Đồng Nai chưa phê duyệt quy hoạch được xã nào.

Không trông chờ ngân sách Nhà nước

Trong bối cảnh nguồn lực từ ngân sách nhà nước hạn chế, nhiều địa phương đã có những cách làm sáng tạo, huy động được hơn 5.500 tỷ đồng cho đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cấp xã, chủ yếu từ bố trí nguồn ngân sách địa phương và lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn. Có 13 tỉnh tự cân đối ngân sách đã giải ngân trên 3.300 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu.

Nhiềuđịa phương đã có chính sách hỗ trợ phù hợp nên đã huy động được nhiều hơn sự tham gia của người dân và cộng đồng, dần hình thành các phong trào ở khu dân cư về xây dựng đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương hoặc dồn điền đổi thửa, thúc đẩy cơ giới hóa…

Tại Hà Tĩnh, nguồn của đầu tư của Trung ương chỉ chiếm 1/3 trong tổng ngân sách đầu tư cho xây dựng nông thôn mới. Tỉnh tập trung phát huy dân chủ ở cơ sở, trao quyền chủ động cho cán bộ huyện, xã trên cơ sở nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ này, tránh tâm lý trông chờ, ỷ lại.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn với 35% số xã nghèo và cận nghèo, nhưng Hà Tĩnh đã hoàn thành 100% quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đồng thời, thực hiện “phương thức 3 trong 1”, vừa xây dựng quy hoạch vừa xây dựng đề án nông thôn mới và đề án nâng cao thu nhập cho người nông dân. Hiện đã có 231/235 xã trên địa bản tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện phương thức 3 trong 1 này.

Đối với Quảng Ninh, hiện có 82/125 xã hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Năm 2011, tỉnh đã đầu tư 1.500 tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới. Tại 3 huyện thí điểm, tỉnh đã đầu tư 3 tỷ/1 công trình, giao toàn quyền chủ động cho chính quyền địa phương, phần còn lại huy động từ địa phương và nhân dân đóng góp. Cách làm này đã nâng cao hơn nữa ý thức của chính người dân địa phương trong xây dựng nông thôn mới.

Đối với tỉnh Thanh Hóa, quá trình triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới còn chậm, do quá trình triển khai chưa thực sự quyết liệt, chưa sát với tình hình từng địa phương, đơn vị. Mặt khác, còndo sự hướng dẫn có nhiều chỗ cứng nhắc trong khi đó nông thôn nước ta rất đa dạng, không có sự giống nhau giữa các vùng miền, nên chưa sát, chưa cụ thể.

Để người dân làm chủ nông thôn mới

PhóThủtướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình xây dựng nông thôn mới nhấn mạnh xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào rộng trong cả nước, huy động được các bộ, ngành, các tổ chức chính trị xã hội từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là sự hưởng ứng của nhân dân.

Theo PhóThủtướng, những kết quảbước đầu đó cho thấy, trước hết về nhận thức, phải có sự quyết tâm của chính quyền các cấp và sự đồng thuận của người dân. Ở đâu cấp ủy chính quyền quan tâm từ chủ trương, tổ chức thực hiện, giải pháp thì kết quả đạt được rất rõ ràng.

PhóThủtướng yêu cầu những địa phương triển khai chưa đạt yêu cầu cần nghiêm túc kiểm điểm, đánh giá rút kinh nghiệm về vấn đề này để trong thời gian tới thực hiện tốt hơn. Trong đó, tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu rõ, xây dựng nông thôn mới là lợi ích của người dân, do chính người dân thực hiện.

Đề cập đến phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chỉ rõ, trong thời gian qua, kinh tế thế giớigặp nhiều khó khănnhưng tình hình kinh tế - xã hội của đất nước vẫn tương đối ổn định, một phần nhờ nông nghiệp, nông thôn được quan tâm đầu tư, phát triển ổn định và tương đối bền vững.

PhóThủtướng yêu cầu,năm 2012 phải cơ bản hoàn thành quy hoạch tổng thể xây dựng nông thôn mới, trong đó, cần quan tâm đặc biệt đến quy hoạch sản xuất, quy hoạch dân cư và hạ tầng. Các quy hoạch phải phù hợp với từng địa phương, thậm chí từng làng, từng xã, đảm bảo bản sắc văn hóa của từng vùng, xuất phát từ nguyện vọng và ý chí của người dân.

Vềhuy động nguồn lực, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị, các địa phương phải đa dạng hóa nguồn lực, không thể trông chờ vào nguồn vốn của nhà nước. Trong đó, tăng nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho sản xuất, đầu tư hạ tầng.

Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu, các địa phương cần đưachương trình xây dựng nông thôn mới vào chương trình công tác và chỉ tiêu hàng năm về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

baoxaydung.com.vn

Liên hệ với chúng tôi