Sàn epoxy là gì?

Epoxy còn được gọi polyepoxide, thực chất là một copolymer tức là phân tử sẽ có độ dài ngắn tùy thuộc vào số “n” có trong cấu trúc.

Thông thường người ta hay gọi Epoxy là chất 2 thành phần, hay “dân dã” hơn là cách gọi như “keo A-B” bởi vì cấu tạo của nhựa Epoxy phổ biến nhất là sản xuất từ một phản ứng giữa Epichlorohydin và  Bisphenol-A và một thành phần không thể thiếu là chất đóng rắn B. 

Tuy nhiên, để có thể sử dụng và ứng dụng hết đặc tính của Epoxy, nó cần phải có chất đóng rắn là 1 monomer polyamin, chính gốc amin của phân tử này làm cho Epoxy có tính bền dẽo, kết dính cao( thậm chí Epoxy là một số ít keo dính tốt trên bề mặt kim loại), bảo đảm tính chống thấm, chống khuẩn tốt hơn sơn nước hay sơn dầu. Sau khi được trộn lẫn vào với nhau, các gốc amin phản ứng với các gốc epoxy ở hai đầu phân tử epoxy tạo liên  kết cộng hóa trị, kết quả là tạo nên một hợp chất có cấu trúc mạng lưới. Chính cấu trúc này tạo nên các đặc tính của Epoxy.


Sơn Epoxy có 2 loại chính : 

  • Sơn epoxy gốc dầu
  • Sơn epoxy gốc nước. 

Sự khác biệt trên là do dung môi của sơn quyết định, tuy nhiên chúng vẫn có những đặc tính chung như độ bóng cao, kết dính tốt, bền với môi trường, chống ẩm, chống khuẩn, chống ăn mòn… Sự khác biệt là epoxy gốc nước không độc và không cháy tuy nhiên giá thành cao hơn epoxy gốc dầu. 

Công dụng : 

  1. Sơn bề mặt kho hàng ,hành lang, lối đi bộ, sàn nhà
  2. Sơn tường chống khuẩn, chống ẩm, chịu nhiệt cao
  3. Vá sửa sàn epoxy cũ.
  4. Sơn bên ngoài kim loại chống ăn mòn
  5. Phủ chống khuẩn nhà máy chế biến thực phẩm, dược phẩm, dệt nhuộm, giày da, hóa chất... 

Đặc tính : 

  1. Ngoại quan đẹp, bằng phẳng,bám dính và che phủ tốt, khả năng chịu lực tác động cao.
  2. Không mí ghép, chống bụi,chống nấm mốc và vi khuẩn, dễ làm vệ sinh, lau chùi
  3. Chịu Acid , kiềm, an toàn, không độc.
  4. Kinh tế, dễ thi công, độ bền cao, dễ sửa chữa.
  5. Nhiều màu sắc.

1. Sơn Epoxy có thể thi công trên các bề mặt nào ?

Sơn Epoxy có thể được thi công trên các bề mặt đã được xử lý (nền bê tông đã được chà mặt, tường đã được trét bột, bề mặt kim loại đã được chà nhám tạo độ bám dính cho sơn….) nhằm đạt yêu cầu sơn bám dính tốt trong suốt quá trình sử dụng. 

2. Ứng dụng sơn Epoxy cho những nơi nào ?

Vì các đặc tính ưu điểm của sơn Epoxy mà nó được sử dụng rộng rãi như:
- Sơn nền nhà xưởng nhờ độ bóng, độ bền và chịu lực cao sủa Epoxy
- Sơn tường nhằm ứng dụng khả năng chống thấm, chống khuẩn, đồng thời màu sắc và độ bóng đạt tính thẩm mỹ cao.
- Sơn phủ cho hồ bơi, sân thể thao ứng dụng khả năng chống thấm
- Sơn phủ bề mặt kim loại nhằm chống ăn mòn cũng như tạo tính thẩm mỹ 

3. Sơn Epoxy bền với tác động hóa chất nào? Nếu sơn Epoxy để dùng chứa đựng acid hay kiềm mạnh như thế nào ?
Với kết cấu mạng của phân tử sau khi đóng rắn, Epoxy được xem là chất bề mặt có khả năng chịu đựng cao với môi trường, chống oxy hóa-khử tốt, tuy nhiên trong thành phần có gốc amin nên nhìn chung Epoxy có khả năng kháng acid, kiềm, khi muốn sơn Epoxy chứa đựng acid mạnh như H2SO4 thì cần sử dụng sơn Epoxy đặc biệt.

Liên hệ với chúng tôi